Kết quả tìm kiếm cho "chùa Khmer"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1223
Trong “tốp 50” điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và ĐBSCL, Khu du lịch quốc gia Núi Sam (TP. Châu Đốc) góp mặt là điều dễ hiểu, bởi tầm ảnh hưởng, nổi tiếng của vùng đất này. Nơi ấy, có một biểu tượng tâm linh được người dân hết mực tôn kính: Bà Chúa Xứ núi Sam.
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Nằm trong các hoạt động “Tết quân - dân” năm 2025, với chủ đề "Lực lượng vũ trang huyện chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao", ngày 30/11, UBND xã Lương Phi (huyện Tri Tôn) phối hợp 2 đoàn từ thiện, trao 200 phần quà cho bà con dân tộc thiểu số Khmer thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, người già neo đơn, người khuyết tật.
Mờ sáng, vùng Bảy Núi đang vào mùa lấy mật thốt nốt. Có mặt tại cánh “rừng” thốt nốt tại phường An Phú (TX. Tịnh Biên) mới thấy hết không khí tất bật của người leo và người chở thốt nốt về nấu thành những tán đường thơm ngon nức tiếng. Ngày nay, nghề nấu đường thốt nốt của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Đặng Thị Hoa Rây cùng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Ban Đại diện Hội thánh Cao đài Tây Ninh tỉnh vừa tiếp đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa do Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Văn Thiện đến thăm, trao đổi kinh nghiệm về công tác tôn giáo tại tỉnh An Giang.
Tối 27/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp UBND TX. Tịnh Biên tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh nghề làm đường thốt nốt của người Khmer TX. Tịnh Biên, huyện Tri Tôn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer nói chung, xã Núi Tô (huyện Tri Tôn) nói riêng, hòa thượng Chau Ty (Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Soài So) đã phát huy vai trò cầu nối xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Những năm qua, các cấp, ngành của tỉnh An Giang đặc biệt quan tâm thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó, ngày càng củng cố niềm tin của bà con đối với Đảng, Nhà nước.
Với vị trí địa lý chiến lược, An Giang đang nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn tại khu vực ĐBSCL. Tỉnh sở hữu nhiều lợi thế để phát triển bền vững, đặc biệt là tài nguyên du lịch (DL) phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.
Với những chính sách đúng đắn và nỗ lực không ngừng, An Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác dân tộc thời gian qua. Qua trao đổi với Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang Nguyễn Phú, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về những nỗ lực của tỉnh trong mục tiêu xây dựng một cộng đồng dân tộc thiểu số đoàn kết, thịnh vượng.
Ngày 24/11, tại chùa Phnôm Pi trên (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo Hương Sen An Giang phối hợp UBMTTQVN xã Châu Lăng và các đoàn thể tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và trao quà cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số Khmer nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống trên địa bàn xã.
Chiều 21/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tỉnh đã ký Công văn 23/BCĐ chỉ đạo tăng cường các giải pháp hoàn thành chỉ tiêu độ bao phủ BHYT, tỷ lệ người dân tham gia BHXH năm 2024.